Cách tính tiền tử tuất 1 lần (BHXH)

Đăng ngày:

Khi tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), tử tuất là một trong những chế độ đặc biệt cho người lao động (NLĐ). Sau đây KENHTUVANBAOHIEM.COM sẽ giới thiệu cách tính tiền tuất 1 lần cũng như cách soạn hồ sơ xin chế độ tử tuất.

Cách tính tiền tử tuất 1 lần
Cách tính tiền tử tuất 1 lần

1.Tử tuất là gì?

Chế độ tử tuất là một trong các chế độ của bảo hiểm xã hội (BHXH) nhằm bù đắp phần của người lao động dùng để đảm bảo cuộc sống cho thân nhân hoặc các chi phí phát sinh khác do người lao động đang tham gia quan hệ lao động hoặc đang hưởng bảo hiểm xã hộ mà bị qua đời.
Chế độ tử tuất được quy định trong luật bảo hiểm xã hội, có 3 hình thức trợ cấp tương ứng:

  • Trợ cấp mai táng ( mai táng phí)
  • Trợ cấp hàng tháng
  • Trợ cấp tuất một lần

2.Cách tính tiền tử tuất 1 lần

Đối với thân nhân của NLĐ đang tham gia BHXH hoặc NLĐ đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, mức trợ cấp tuất một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH.

– Khi đóng BHXH trước năm 2014, mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

– Khi đóng BHXH từ năm 2014 trở đi, mỗi năm tính bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

– Mức tối thiểu bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Ngoài ra, mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu qua đời được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu như sau:

– Nếu mất trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng.

– Nếu mất vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng.

2.1 Công thức tính tiền tử tuất 1 lần

Luật BHXH 2014 đã quy định chi tiết về mức hưởng trợ cấp tuất 1 lần tại Điều 70. Để hiểu rõ hơn, xin giới thiệu 2 công thức tính tiền tử tuất 1 lần đối với người đang hưởng lương hưu và các trường hợp còn lại:

– Người đang hưởng lương hưu:

MH = 48 x LH – 0,5 x (t -2) x LH

– Các trường hợp còn lại:

MH = 1,5 x Mbqtl x Tt2014 + 2 x Mbqtl x Ts2014 

Chú thích:

MH: mức hưởng (đơn vị: đồng)

LH: lương hưu (đơn vị: đồng)

t: thời gian đã hưởng lương hưu (tháng)

Mbqtl: mức bình quân tiền lương đóng BHXH (đơn vị: đồng)

Tt2014: thời gian đóng BHXH trước năm 2014 (đơn vị: năm)

Ts2014: thời gian đóng BHXH sau năm 2014 (đơn vị: năm)

2.2 Ví dụ cách tính tiền tử tuất 1 lần

Tham khảo 2 ví dụ minh họa giúp người đọc hiểu hơn về cách tính này:

a) Ví dụ 1: trường hợp đối với người đang hưởng lương hưu

Năm nay, người chồng 65 tuổi đang hưởng chế độ hưu trí đã được 6 năm, nhưng do bệnh tật nên đã qua đời. Hiện tại gia đình đang làm chế độ tử tuất của người vợ nhưng muốn nhận tuất một lần. Mức lương hưu hàng tháng của người chồng trước khi mất là 3 triệu. Vậy cách tính trợ cấp tuất một lần như thế nào?

Trả lời:

Trong trường hợp này, người vợ đã hưởng hưu trí được 6 năm (72 tháng) nên mức hưởng trợ cấp tuất được tính như sau:

MH = 48 x LH – 0,5 x (t -2) x LH

MH = 48x 3.000.000 – 0,5 x (72 -2) x 3.000.000

MH = 39.000.000 (đồng)

Vậy người vợ sẽ nhận được 39.000.000 đồng trợ cấp tuất một lần.

b) Ví dụ 2: các trường hợp còn lại

Một người làm việc ở công ty, nay đã nghỉ việc và mới mất. Quá trình đóng bảo hiểm cụ thể như sau: trước năm 2014 là 4 năm 7 tháng, sau 2014 là 3 năm 8 tháng, mức tiền lương bình quân là 4 triệu rưỡi. Vậy cách tính mức trợ cấp tuất một lần cho thân nhân NLĐ qua đời và tổng tiền được hưởng là bao nhiêu?

Trả lời:

NLĐ đã có thời gian đóng BHXH là 8 năm 3 tháng. Trong đó có:

– Trước 2014, số năm đóng BHXH là 4 năm 7 tháng, tức: 1,5 x 4 = 6 tháng

Nên được nhận 6 tháng mức bình quân tiền lương; 07 tháng lẻ sẽ được chuyển sang thời gian đóng từ năm 2014;

– Sau 2014, số năm đóng BHXH là 3 năm 8 tháng cộng thêm 07 tháng lẻ từ trước 2014 chuyển sang, tương đương 4 năm 5 tháng, tức: 2 x 4,5 = 9 tháng

Chú thích: Cách tính tháng lẻ: Từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm; từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là 01 năm. Vậy, 4 năm 5 tháng thì sẽ làm tròn thành 4,5 năm.

MH = 1,5 x Mbqtl x Tt2014 + 2 x Mbqtl x Ts2014 

MH = 1,5 x 4.000.000 x 4 + 2 x 4.000.000 x 4,5

MH = 4.000.000 x 6 + 4.000.000 x 9 = 60.000.000 đồng

Vậy tổng tiền được hưởng là 60.000.000 đồng

3. Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất

Để có thể nhận trợ cấp tử tuất, NLĐ cần phải có đầy đủ giấy tờ sau đây để có thể tiến hành thủ tục làm hồ sơ:

– Đối với người đang đóng BHXH và người bảo lưu thời gian đóng BHXH, hồ sơ gồm:

(1) Sổ BHXH;

(2) Bản sao giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã qua đời của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

(3) Tờ khai của thân nhân và biên bản họp của các thân nhân đối với trường hợp đủ điều kiện hưởng hằng tháng nhưng chọn hưởng trợ cấp tuất một lần;

(4) Biên bản điều tra tai nạn lao động, trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì phải có thêm biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông quy định tại khoản 2 Điều 104 của Luật này; bản sao bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp qua đời do bệnh nghề nghiệp;

(5) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với thân nhân bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

– Đối với người đang hưởng hoặc người đang tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, hồ sơ tương tự như trên, gồm mục (2), (3), (5).

Tham khảo thêm:

Nộp hồ sơ trực tuyến Đóng phí bảo hiểm Đăng ký mua bảo hiểm Mẫu đơn thông dụng Liên hệ